Ngày nay, ngành thực phẩm và nước giải khát đang trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và mang lại lợi nhuận lớn nhất trên toàn toàn cầu. Tuy nhiên, do là một lĩnh vực màu mỡ gắn liền với các nhu cầu cốt lõi nhất của con người mà thị trường của ngành này cũng có sự cạnh tranh gay gắt hơn hẳn các ngành kinh tế khác. Do đó, để tồn tại và có được chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm, đồ uống luôn phải cố gắng không ngừng để nắm bắt xu hướng phát triển ngành thực phẩm và tận dụng chúng để tạo ra lợi thế trước các đối thủ khác.
Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 96.47 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8.22%/năm. Nếu so sánh trong phạm vi Đông Nam Á, ngành thực phẩm Việt Nam đang xếp thứ ba (sau Indonesia và Philippines), tốc độ tăng trưởng dự kiến so với 2022 xếp thứ tám, và tốc độ phát triển thị trường bình quân (CAGR) đến năm 2027 xếp thứ hai so với các quốc gia trong khu vực.
Có nhiều thay đổi quan trọng đã xảy ra trong vài năm gần đây đã ảnh hưởng đến ngành sản xuất thực phẩm và nước giải khát. Ví dụ, đại dịch gây ra tình trạng thiếu lao động, thiếu nguyên liệu, tăng lựa chọn mua sắm trực tuyến và lạm phát, tất cả đã làm thay đổi cách ngành này hoạt động. Biến đổi khí hậu, Các cuộc chiến trên toàn cầu, lạm phát kinh tế đã khiến thế giới phải chú ý hơn đến bền vững an ninh lương thực và các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Dưới đây là 10 xu hướng phát triển ngành thực phẩm và nước giải khát mà chúng ta cần chú ý trong giai đoạn 2023-2027.
Tính bền vững và Minh bạch trong Sản xuất: Tính bền vững không chỉ là một xu hướng mới mẻ, mà còn là một định hướng quan trọng cho tương lai. Khách hàng ngày càng nhận thức cao hơn về tác động của sản phẩm mà họ mua đến môi trường. Họ tìm kiếm các sản phẩm có bao bì ít hoặc không sử dụng nhựa, sản xuất theo phương pháp hữu cơ hoặc bền vững, có khả năng tái chế, hoặc được sản xuất bởi các thương hiệu cam kết hỗ trợ điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động.
Vượt qua Lạm phát, Thiếu Nguyên liệu và Thách thức Lao động: Đại dịch, chiến tranh và biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra những tác động nghiêm trọng và lâu dài đến sự phát triển ngành thực phẩm. Tiêu biểu như việc thiếu nhân công, thiếu nguyên vật liệu, đã khiến chi phí sản xuất trong ngành không ngừng gia tăng, kéo theo sự tăng giá không ngừng của các mặt hàng thực phẩm và đồ uống. Trong khi ở một xu hướng ngược lại, nhiều khách hàng vẫn đang phải vật lộn với suy thoái toàn cầu và lạm phát trong năm 2023 và buộc phải tìm kiếm những loại thực phẩm có giá thấp nhất thị trường. Để giữ chân khách hàng và giữ chi phí sản xuất ở mức thấp, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào việc xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn, hiệu quả cũng như tối ưu hoá công tác quản lý và lập kế hoạch sản xuất, tối ưu hoá hiệu quả vận hành máy móc thiết bị và tay nghề của người lao động…
Sản xuất Thực phẩm cho Thú Cưng: Không chỉ phục vụ cho con người mà ngày nay các chủ nuôi cũng đang tìm kiếm các nguồn thức ăn lành mạnh và chất lượng cho thú cưng của họ. Thực phẩm cho thú cưng đang dần tách mình khỏi ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi để trở thành một thành viên quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Đây là một thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng trong tương lai cho các doanh nghiệp thực phẩm. Theo dự báo của Statista, Doanh thu từ phân khúc Thức ăn cho thú cưng tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 70.5 triệu USD vào năm 2023, cao hơn 9.5% so với năm 2022, và dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9% trong giai đoạn từ 2023 – 2027.
Ngành Công nghệ thực phẩm; An toàn Sức khỏe và Môi trường - Đại học Lạc Hồng