Thông tin Khoa học & Kỹ thuật

Giải pháp công nghệ mới cho xử lý nước thải phòng khám ở Việt Nam

 

   Khi đời sống, kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển khiến nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, các phòng khám đa khoa tư nhân cũng đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, các phòng khám này phát sinh một lượng nước thải y tế không nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

   Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn từ tuyến huyện đến Trung ương đều được đầu tư, trang bị những hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng và địa phương. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nước thải y tế tại các phòng khám tư nhân hầu như vẫn còn bỏ ngỏ.

   Chưa có một thống kê điều tra cụ thể nào về các cơ sở khám chữa bệnh của tư nhân có sử dụng hệ thống xử lý môi trường. Theo kết quả tổng điều tra 2012 cho thấy, tính đến ngày 1/7/2012 cả nước có 1.065 bệnh viện, 1.081 trung tâm y tế, 998 phòng khám đa khoa, 11.121 trạm y tế cấp xã/phường và 20.961 cơ sở khám, chữa bệnh. Trên địa bàn TP. Hà Nội có 102 phòng khám đa khoa và chuyên khoa với khoảng 808 giường bệnh. Mặc dù đại đa số phòng khám này có quy mô khám, chữa trị khá lớn với lượng nước thải ra môi trường không nhỏ nhưng hầu hết chưa có thiết bị XLNT và chủ yếu chỉ xử lý đơn giản qua bể tự hoại, khử trùng và thải ra hệ thống cống rãnh khu vực xung quanh.

   Theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT - Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định “... cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT...”. Tuy nhiên, vấn đề về XLNT y tế cho các phòng khám tư nhân của Hà Nội cũng như cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn đang là một vấn đề nan giải đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Đa số các phòng khám ở nước ta hiện nay đều nằm trong khu dân cư nên diện tích rất nhỏ hẹp, địa hình lắp đặt khó khăn và hệ thống thu gom nước thải khá phức tạp.

   Để giải quyết bài toàn trên, Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống thiết bị XLNT phòng khám với hình thức nhỏ gọn, tải trọng xử lý cao, tiết kiệm năng lượng, chi phí đầu tư thấp, thao tác vận hành đơn giản, phù hợp địa hình lắp đặt là hướng tiếp cận cần thiết và góp phần cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.

   Giới thiệu kỹ thuật

   - Sử dụng công nghệ truyền thống Anoxic - Oxic (AO) kết hợp vật liệu Eco-bio-block cải tiến làm giá thể vi sinh.

   - Thông số kỹ thuật giá thể EBB – IET

 

 

 

 

 

Hạng mục

Đv

TCKT

Định dạng

Khối

Tròn, trụ

Kích thước (D×d×h)

mm

82 × 42 × 80

Độ bền nén

kg/cm3

2,3

Diện tích bề mặt riêng

m2/g

≥ 200

Tỷ khối

g/cm3

0,3

Độ hổng/thể tích

%

≥ 27,2

Mật độ bám dính của VSV

CFU/g

107-109

 

 

Thông số

Đơn vị

Nồng độ

QCVN 28:2010/BTNMT Loại B

BOD5

mg/L

69-295

50

COD

mg/L

103-442

100

NO3-

mg/L

41-75

50

PO4-3

mg/L

9-20

10

TSS

mg/L

60-110

100

Coliform

MPN/100ml

5000-28000

5000

 

 

Description: http://tapchimoitruong.vn/Files/2017/Th%C3%A1ng%203/Gi%E1%BA%A3i%20ph%C3%A1p%20-%20c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20xanh/giai%20phap%202.png

 

   Quy trình công nghệ

   Nước thải phòng khám được dẫn vào thùng chứa nước thải đầu vào, sau khi lắng sơ bộ cặn hữu cơ và TSS được bơm lưu lượng (2) bơm vào cột thiếu khí (Anoxic) - EBB-IET (3), tại đây các chủng VSV yếm khí và thiếu khí bám trên vật liệu EBB cải tiến đã được tạo màng trước đó sẽ phân hủy một phần chất ô nhiễm có trong nước thải, với điều kiện thiếu ôxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành Nito tự do được thực hiện. Nước thải sau quá trình thiếu khí dâng lên trong cột và tự chảy tràn sang cột hiếu khí (oxic) - EBB -IET (4) có gắn máy thổi khí (5) lưu lượng cấp khí 30 L/phút duy trì điều kiện hiếu khí. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước. Bên cạnh đó, trong cột được lắp đặt các giá thể vi sinh đặt ngập trong nước, dính bám (EBB-IET) có chức năng xử lý các hợp chất hữu cơ, Nitơ, Phospho còn lại trong nước thải. Nitorat trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong cột hiếu khí, được bơm tuần hoàn trở lại thùng chứa để loại bỏ NO3-. Trong ngăn khử trùng, nước thải được khử trùng bằng máy ozon (6) để khử mùi hôi và loại bỏ các vi sinh vật gây hại. 

 

Thiết bị PK-IET, công suất 50L/ngày

 

 

Thông số

Nước thải đầu vào thiết bị

Nước thải sau khi xử lý

Hiệu suất xử lý

%

Hệ PK-IET

QCVN 28:2010/BTNMT

 loại B

pH

7,1-7,8

7,4-8,4

6,5-8,5

-

BOD5

120

42

50

65

TSS (mg/l)

161

68

100

57

COD (mg/l)

306

43

50

75

N-NH4+ (mg/l)

33

7

10

78

NO3-

154

38

50

75

PO4-3

15

8

10

47

Coliform (MPN/100ml)

5800

1700

5000

70

 

 

   Kiến nghị

   Để giải quyết bài toán trên, kiến nghị với các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, thanh tra và giám sát của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về các vấn đề môi trường đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.

   Ban hành quy định các văn bản, Thông tư hướng dẫn về vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường cho các cơ sở phòng khám để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nước.

   Khuyến khích các cơ sở phòng khám tư nhân ứng dụng các sản phẩm công nghệ xử lý môi trường hiện có ở trong nước để cải thiện cuộc sống cũng như môi trường nói chung

Xuân Thu theo nguồn

Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 3/2017

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,156,284       1/745