Thông tin cần biết

Khoa Công nghệ Thông tin  »  Sinh Viên  »  Thông tin cần biết


CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - FAQs (Frequently Asked Questions)

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - FAQs (Frequently Asked Questions)

CÂU HỎI VỀ QUY ĐỊNH – CHÍNH SÁCH HỌC TẬP

1. Các quy định và chính sách về học tập của trường mà sinh viên được công bố ở đâu và nội dung như thế nào?

Đối với sinh viên đang học tại Trường Đại học Lạc Hồng (LHU), các hệ thống và thông tin và cần thiết được cung cấp tại mục [Sinh viên đang học] trên website lhu.edu.vn (https://sinhviendanghoc.lhu.edu.vn)

  1. Thông tin về ngành đào tạo; nội dung đào tạo; quy chế đào tạo các hệ; quy chế đánh giá rèn luyện; nhiệm vụ và quyền của sinh viên, khen thưởng và kỷ luật sinh viên…: Sinh viên xem chi tiết tại Mục Niên giám của khoá học tương ứng (phần cuối Trang [Sinh viên đang học] )
  2. Những quy định ban hành trong thời gian học tập (so với Niên giám đã ban hành đầu khoá): Cập nhật trên hệ thống ME - me.lhu.edu.vn (mục Bản tin khoa Công nghệ thông tin, Lớp tôi, Trường tôi

2Học phí và chính sách miễn giảm học phí đối với sinh viên?

  1. LHU giữ nguyên mức học phí trong toàn khóa học của sinh viên.
  2. LHU có chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên từng khoá học (Sinh viên xem thông tin chi tiết trên Hệ thống ME - Mục Văn bản Khoa Công nghệ thông tin - Mục Học bổng - Khen thưởng)
  3. Các học bổng đang được triển khai tại LHU được thông tin trên kênh  https://sinhviendanghoc.lhu.edu.vn/41/Ho-tro-sinh-vien.html và website Khoa - https://cs.lhu.edu.vn/724/41084/Hoc-bong-vay-von-hoc-tap-chinh-sach-mien-giam-hoc-phi.html)
  4. Ngoài ra, những học bổng phát sinh trong kỳ được thông báo trên hệ thống ME - me.lhu.edu.vn (mục Bản tin khoa Công nghệ thông tin, Lớp tôi)

3. Những hành vi vi phạm nào sẽ ảnh hưởng đến việc nhận học bổng, khen thưởng trong năm học?

Sinh viên KHÔNG được xét cấp/ duy trì học bổng, khen thưởng nếu có một trong những trường hợp sau

  1. Vi phạm quy định của Nhà trường.
  2. Thi lại/ thi cải thiện điểm học phần trong hai học kỳ của năm học
  3. Điểm rèn luyện dưới loại Khá.

4Các trường hợp nào bị xử lý kỷ luật và các mức kỷ luật như thế nào? Khi nào thì SV bị buộc thôi học?

Thông tin về nhiệm vụ và quyền của sinh viên, khen thưởng và kỷ luật sinh viên…: Sinh viên xem chi tiết tại Mục Niên giám của khoá học tương ứng (phần cuối Trang [Sinh viên đang học] - https://sinhviendanghoc.lhu.edu.vn ), chương Nhiệm vụ và quyền hạn của sinh viên; chương Khen thưởng và kỷ luật sinh viên.

5. Điểm rèn luyện là gì? Nó có quan trọng không? Làm thế nào để đạt được điểm rèn luyện cao?

Điểm rèn luyện được dùng để đánh người học về ý thức, thái độ về việc chấp hành quy định nhà trường và pháp luật nhà nước; tham gia hoạt động kết nối – phục vụ cộng đồng (KN-PVCĐ); tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường

  1. Kết quả rèn luyện là một trong các tiêu chí xét học bổng, duy trì học bổng, khen thưởng.
  2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100 vào cuối mỗi kỳ học.
  3. Các tiêu chí chấm và thang điểm được quy định trong Quy chế Đánh giá kết quả rèn luyện của người học hệ chính quy Trường Đại học Lạc Hồng (Sinh viên xem chi tiết trong Niên giám hoặc thông báo trong Lớp tôi trên hệ thống ME)

6. Sinh viên có thể xin nghỉ phép hoặc bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp cá nhân đặc biệt như sức khỏe hoặc hoàn cảnh gia đình hay không, và quy trình thực hiện như thế nào?

  1. Sinh viên xin nghỉ phép buổi học trong học phần tương ứng, có thể báo ban cán sự lớp hoặc giáo viên phụ trách. Nếu nghỉ thời gian dài (có lý do), sinh viên gửi đơn vắng phép (kèm minh chứng lý do).
  2. Sinh viên bảo lưu kết quả nộp đơn tại Phòng Đào tạo, cơ sở 1 (theo mẫu đơn nhận tại phòng).

CÂU HỎI VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Hiện nay Khoa CNTT có những ngành đào tạo nào? chuẩn đầu ra là gì và điểm đặc trưng của từng ngành là gì?

  1. Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) đang đào tạo bốn (04) ngành, gồm: Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo và Truyền thông đa phương tiện.
  2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo là những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất (thái độ) mà một sinh viên cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình học. Nói cách khác, đây là những tiêu chí để đánh giá một sinh viên đã thực sự trang bị đầy đủ những gì cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc và xã hội khi tốt nghiệp.
  3. Mỗi ngành học có chuẩn đầu ra tương ứng với mục tiêu đào tạo và chuyên ngành. Sinh viên xem thông tin mục tiêu đào tạo, chuẩn đào tạo và chương trình khung của các ngành tương ứng của Khoa trong Niên giám hoặc trực tiếp tại website (https://cs.lhu.edu.vn/209/Dao-tao.html

2. Em muốn biết lộ trình cụ thể của ngành học X của khoa để hiểu hơn về các chuyên ngành nhỏ thì em xem ở đâu?

  1. Các ngành đào tạo của Khoa CNTT cấp bằng kỹ sư, thời gian đào tạo 4 năm (08 học kỳ). Sinh viên xem chương trình khung và mô tả môn các học phần trong Niên giám hoặc trực tiếp tại website (https://cs.lhu.edu.vn/209/Dao-tao.html).
  2. Các hướng chuyên ngành nhỏ (nghề nghiệp) bao gồm: lập trình ứng dụng (website, webform, mobile), mạng máy tính (CISCO, Microsoft OS), IoT, AI, e-com, ….<bổ sung thêm> //nguyễn bổ sung câu từ dùm nha

3. Mỗi công ty sử dụng một nền tảng công nghệ và kinh doanh riêng, làm thế nào chương trình đào tạo có thể đáp ứng giúp SV khi đi làm có thể làm được việc?

Xu hướng luôn phát triển, và để nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo luôn phù hợp xu thế cũng như sinh viên có được kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu, Khoa CNTT có những hoạt động thường xuyên trong các mảng sau:

  1. Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp thông qua các hoạt động: Ban tư vấn doanh nghiệp - Chia sẻ, tư vấn về xu hướng và nhu cầu của doanh nghiệp trong chuyên ngành đào tạo; Kiến tập/ Thực tập - Tạo cơ hội cho sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp để làm quen với môi trường làm việc thực tế và áp dụng kiến thức đã học; Doanh nghiệp tham gia giảng dạy - Mời các chuyên gia từ doanh nghiệp cùng tham gia giảng dạy, chia sẻ về chuyên đề, kinh nghiệm thực tế cũng như các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
  2. Cập nhật chương trình đào tạo thường xuyên: Căn cứ nội dung làm việc cùng Ban tư vấn doanh nghiệp và doanh nghiệp hợp tác, từ mục tiêu đào tạo của Trường và Khoa, hằng năm đều có đánh giá để cập nhật/ bổ sung nội dung đào tạo và phương pháp  đánh giá đa dạng phù hợp với khả năng của cá nhân để đáp ứng với những thay đổi của thị trường lao động
  3. Đào tạo kiến thức cơ bản (nền tảng): Sinh viên được trang bị kiến thức nền tảng của ngành (về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, đối với lĩnh vực công nghệ thông tin; <bổ sung với 3 ngành còn lại>) ... Đây là những kiến thức cốt lõi, không chỉ áp dụng cho các công nghệ hiện tại mà còn có thể mở rộng để học hỏi các công nghệ mới. 
  4. Hoạt động tăng cường kỹ năng cho sinh viên: Kỹ năng tự học và học tập suốt đời thông qua các tài liệu học tập trên hệ thống LMS, thư viện số để sinh viên chủ động tìm hiểu thêm về các công nghệ mới; Học tập thông qua dự án. các hoạt động/ dự án được triển khai tại các worklab/ câu lạc bộ của Khoa giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề cũng như kiến thức chuyên ngành; ; Tham gia các cộng đồng: Khuyến khích sinh viên tham gia vào các cộng đồng/ sân chơi công nghệ trong và ngoài nước.

4. Các phương pháp đánh giá (Thi cử) làm thế nào để đảm bảo công bằng cho tất cả SV?

  1. Các phương pháp đánh giá được tổ bộ môn họp bàn và thông qua, đảm bảo đánh giá được các chuẩn đầu ra môn học
  2. Đề thi được rà soát định kỳ, dựa trên kết quả đạt được chuẩn đầu ra của SV để điều chỉnh độ khó dễ phù hợp với năng lực sinh viên.
  3. Các câu hỏi/tiêu chí đánh giá trong đề thi được chấm với đáp án mang tính khách quan cao.
  4. Các phương pháp đánh giá bao gồm dạng câu hỏi/tiêu chí đánh giá được công khai rõ ràng, minh bạch cho toàn bộ SV trong học phần vào đầu kỳ học.
  5. Bài thi của SV được lưu trữ cẩn thận và cho SV tham khảo lại, từ đó cung cấp các phản hồi về bài làm để sinh viên hiểu rõ cách đánh giá cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân.
  6. SV ký xác nhận điểm trước khi điểm vào hệ thống. 

CÂU HỎI VỀ THỰC TẬP  – ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - ĐẶC CÁCH TỐT NGHIỆP

1. Điều kiện để được tốt nghiệp là gì?

Điều kiện tốt nghiệp được thông tin chi tiết tại website khoa. Sinh viên xem các điều kiện cụ thể để có lịch trình học tập và chuẩn bị các điều kiện trong thời gian học, hoàn thành chương trình đúng thời gian đào tạo. (https://cs.lhu.edu.vn/724/44104/Dieu-kien-Thu-tuc-quy-trinh-xet-cap-bang-Tot-nghiep-Dai-hoc.html)

2. Sinh viên có thể xét tốt nghiệp sớm hay không? Nếu có thì phải đáp ứng những điều kiện nào?

Sinh viên hoàn thành các điều kiện để tốt nghiệp theo quy định (được thông tin ở câu hỏi trên) có thể xét tốt nghiệp sớm.

3. Thời gian kiến tập, thực tập và làm đồ án tốt nghiệp là bao lâu? 

Sinh viên có thời gian kiến tập (01 tháng) vào năm 2 và thời gian thực tập (04 tháng) vào năm 4. Thông tin (đăng ký, tiêu chí đánh giá, nộp báo cáo…) được Khoa tổ chức các buổi hướng dẫn trong thời gian học cũng như sinh viên có thể xem chi tiết trong học phần Thực tập trên hệ thống LMS của Trường.  

Đối với đồ án tốt nghiệp, sinh viên thực hiện và báo cáo trong học kỳ 8 của chương trình đào tạo. Sinh viên được đặc cách học phần đồ án tốt nghiệp nếu đạt các thành tích được quy định trong Quy định về Hoạt động khoa học công nghệ của Trường (đạt giải các cuộc thi về khoa học công nghệ cấp cơ sở trở lên hoặc các cuộc thi có mức độ tương ứng trong khu vực, trong nước/ ngoài nước)

4. Sinh viên cần làm gì để đảm bảo ra trường có được việc làm đúng chuyên ngành?

Ngoài các hoạt động từ phía Nhà trường/ Khoa, để đảm bảo khi sinh viên ra trường có thể làm việc đúng chuyên ngành và một mức lương tốt, sinh viên cần:

  1. Học tập chăm chỉ: Tích cực tham gia các lớp học, làm bài tập, dự án. Tìm hiểu sâu về lĩnh vực quan tâm và áp dụng kiến thức học được/ tìm hiểu được qua các đồ án/ dự án tại lớp hoặc tại các worklab, không gian nghiên cứu của cá nhân. 
  2. Tham gia các hoạt động công nghệ/ dự án thực tế tại các câu lạc bộ.
  3. Rèn luyện kỹ: Giao tiếp - Luyện tập kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán; Làm việc nhóm - Tham gia các hoạt động nhóm, học cách hợp tác và đóng góp ý kiến; Giải quyết vấn đề - Rèn luyện khả năng tư duy logic, sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề; Quản lý thời gian - Lập kế hoạch và sắp xếp công việc hiệu quả; Tham gia các hoạt động ngoại khóa - Tình nguyện, câu lạc bộ, hội nhóm chuyên ngành.
  4. Xây dựng thương hiệu cá nhân: Chuẩn bị CV chuyên nghiệp - Tổng hợp kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích học tập; Xây dựng hồ sơ trực tuyến - ePortfolio, LinkedIn, GitHub,...

CÂU HỎI VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ SINH VIÊN & CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA-------------------------------------------

1. Các dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên bao gồm những dịch vụ gì? Xem cách sử dụng các dịch vụ, quy trình xử lý và thời gian hồ sơ được xử lý xong ở đâu?

LHU cung cấp nhiều dịch vụ cho sinh viên bao gồm:

Hệ thống các ứng dụng hỗ trợ trực tuyến:

  1. Trang thông tin cá nhân ME - https://me.lhu.edu.vn (có ME apps dành cho thiết bị di động). Hệ thống ME là một trang tổng hợp tích hợp nhiều tiện ích như: thông tin, trao đổi, đăng ký học tập, lịch học tập, lịch thi, khảo sát đánh giá giảng dạy, khảo sát đánh giá rèn luyện, đăng ký giấy tờ online ( xác nhận sinh viên đang học, bảng điểm,...)
  2. Thi trực tuyến - https://tesu.lhu.edu.vn
  3. Tra cứu điểm thi - https://mark.lhu.edu.vn
  4. E-learning - https://learn.lhu.edu.vn
  5. Thư viện - Tài nguyên học tập - https://lib.lhu.edu.vn
  6. Thư viện số - http://thuvienso.lhu.edu.vn
  7. Đăng ký cấp giấy chứng nhận  trực tuyến - https://certification.lhu.edu.vn
  8. Xét tốt nghiệp trực tuyến - http://xettotnghiep.lhu.edu.vn

Dịch vụ Khu nội trú và Phòng trọ cho sinh viên: 

  1. Khu nội trú: https://sinhvientuonglai.lhu.edu.vn/474/2635/Khu-noi-tru.html
  2. Phòng trọ sinh viên: https://sinhvientuonglai.lhu.edu.vn/474/20582/Phong-tro-cho-sinh-vien.html

Dịch vụ Đời sống sinh viên

  1. https://sinhvientuonglai.lhu.edu.vn/474/20424/Doi-song-sinh-vien.html

Câu lạc bộ

  1. Câu lạc bộ Trường: https://sinhvientuonglai.lhu.edu.vn/474/20192/Cau-lac-bo.html
  2. Câu lạc bộ Khoa CNTT: https://cs.lhu.edu.vn/360/Hoat-dong-va-Khoa-hoc.html

2. Hoạt động ngoại khoá dành cho sinh viên LHU nói chung và sinh viên khoa Công nghệ thông tin nói riêng là gì? 

3. Các câu lạc bộ của Khoa Công nghệ thông tin hiện có?

Khoa Công nghệ thông tin hiện có 5 câu lạc bộ, gồm:

  1. Câu lạc bộ Công nghệ và ứng dụng (T&A - Phòng B302, cơ sở 1) -  Link thông tin https://cs.lhu.edu.vn/208/43374/CNTT-Cau-lac-bo-Cong-nghe-Ung-dung-Khoa-Cong-nghe-thong-tin.html
  2. Câu lạc bộ Lập trình (FITpro - Phòng B301, cơ sở 1) - Link thông tin https://cs.lhu.edu.vn/208/43372/CNTT-Cau-lac-bo-Lap-trinh-Khoa-Cong-nghe-thong-tin.html
  3. Câu lạc bộ Mạng Cisco (FITWAN - Phòng C302, cơ sở 1) - Link thông tin https://cs.lhu.edu.vn/208/43373/CNTT-Cau-lac-bo-Mang-Cisco-Khoa-Cong-nghe-thong-tin.html
  4. Câu lạc bộ Smartthings (Smartthings - Phòng B501, cơ sở 1) - Link thông tin https://cs.lhu.edu.vn/208/43375/CNTT-Cau-lac-bo-Smartthings-Khoa-Cong-nghe-thong-tin.html
  5. Câu lạc bộ Thương mại điện tử và truyền thông - eComIT
  6. Đoàn - Hội khoa Công nghệ thông tin: - Link thông tin https://cs.lhu.edu.vn/208/45147/CNTT-Ban-chap-hanh-Doan-Hoi-nhiem-ky-2023-2024.html

4. Trong lúc học nếu thấy trang thiết bị học tập hoặc thực hành bị hư hỏng hoặc không đáp ứng nhu cầu học tập của học phần, sinh viên phản hồi như thế nào?

Trong phòng học (lý thuyết, thực hành, worklab) có sổ ghi nhận cũng như số điện thoại/ nhân sự phụ trách để sinh viên có thể báo thông tin cũng như giải đáp việc sử dụng/ mượn/ trả thiết bị tại phòng.

5. Ban cán sự lớp bao gồm những chức vụ nào và nhiệm vụ cụ thể của từng chức vụ là gì?

Trong mỗi lớp gồm có 

  1. Ban quản lý lớp, với các thành viên đại diện gồm: Lớp trưởng, lớp phó và thủ quỹ (nếu cần một quỹ chi tiêu chung)
  2. Ban chấp hành Đoàn, đại diện gồm: Bí thư đoàn lớp, Phó bí thư đoàn lớp và 03 uỷ viên.
  3. Ban chấp hành Liên chi Hội, đại diện gồm:  Liên Chi Hội Trưởng, Phó Chi Hội, 03 uỷ viên.
  4. Ban quản lý, ban chấp hành được bầu vào đầu năm học.

6. Tham gia hoạt động đoàn hội là làm những việc gì? Có ảnh hưởng đến thời gian học tập hay không?

Hoạt động Đoàn - Hội vô cùng đa dạng, có thể kể đến các hoạt động trong và ngoài trường ở các nhóm như:

  1. Các hoạt động tình nguyện: tham gia các chương trình từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, bảo vệ môi trường...
  2. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ: tổ chức các buổi biểu diễn, hội thi, các hoạt động thể thao...
  3. Các hoạt động xã hội: tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo, các chiến dịch truyền thông...
  4. Các hoạt động kỹ năng: tham gia các câu lạc bộ, hoạt động kỹ năng...

Hoạt động Đoàn - Hội có ảnh hưởng đến thời gian học tập hay không?

  1. Câu trả lời là có. So với sinh viên không tham gia Đoàn - Hội, sinh viên tham gia sẽ có một khoản thời gian dành cho những hoạt động trên, nên sẽ có tồn thời gian của riêng mình. Sinh viên cần biết cách cân bằng giữa hai hoạt động này và lịch trình học tập của cá nhân để có nhiều tác động tích cực khi tham gia.

Ảnh hưởng tích cực khi tham gia đoàn hội:

  1. Rèn luyện kỹ năng mềm: Các hoạt động đoàn hội giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian... những kỹ năng rất cần thiết cho việc học tập và làm việc sau này.
  2. Mở rộng mối quan hệ: Tham gia các hoạt động sẽ giúp sinh viên kết nối với nhiều người, tạo ra một mạng lưới quan hệ rộng rãi.
  3. Giảm stress: Tham gia các hoạt động giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng, thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng.
  4. Tăng động lực học tập: Các hoạt động đoàn hội có thể giúp sinh viên tìm thấy niềm đam mê, mục tiêu và động lực để học tập tốt hơn.

Ảnh hưởng tiêu cực khi tham gia đoàn hội:

  1. Tốn thêm một khoản thời gian ngoài các giờ học tập chính khoá: Tham gia quá nhiều hoạt động có thể khiến bạn không có đủ thời gian để học tập, ôn luyện.
  2. Áp lực: Cân đối giữa học tập và hoạt động đoàn hội có thể gây ra áp lực nếu sinh viên chưa có kỹ năng cân bằng và sắp xếp công việc.
  3. Thông tin Đoàn - Hội Trường Đại học Lạc Hồng: https://lhu.edu.vn/67/Doan-TN-Hoi-SV.html

7. Chức năng của thẻ SV là gì? Làm gì khi bị mất thẻ SV?

  1. Thẻ sinh viên được tạo và phát cho sinh viên năm nhất, sau khi đăng ký nhập học và cập nhật hồ sơ (hình ảnh) để làm thẻ.
  2. Sinh viên sử dụng thẻ khi vào trường, phòng học và các khu vực khác (thư viện, phòng nghỉ, phòng GYM,....) trong phạm vi quản lý của Trường Đại học Lạc Hồng.
  3. Sinh viên cần cấp lại thẻ, liên hệ Trung tâm thông tin tư liệu (Phòng A201, cơ sở 1). Hướng dẫn thủ tục làm thẻ sinh viên tại trang: https://tainguyen.lhu.edu.vn/477/36345/Huong-dan-lam-the-sinh-vien.html

8. Các biểu mẫu, mẫu đơn từ thường sử dụng?

Các biểu mẫu đơn của Khoa Công nghệ thông tin được cung cấp tại mục Mẫu đơn trên website Khoa: https://cs.lhu.edu.vn/724/9182/Mau-don.html 

CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC - DU HỌC - LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGOÀI

Sinh viên xem thông tin các chương trình liên kết quốc tế: hệ đại học, sau đại học, khoá ngắn hạn, liên kết hè tại mục Chương trình liên kết quốc tế, Đào tạo - Công Nghệ Thông Tin, Khoa Công nghệ Thông tin (lhu.edu.vn)

KHẢO SÁT VÀ KIẾN NGHỊ 

Trong học kỳ, sinh viên thực hiện các khảo sát để đánh giá và đóng góp ý kiến về việc học tập của mình tại Trường, Khoa.

Các mảng góp ý gồm: Chương trình đào tạo, cơ cơ vật chất, phương pháp dạy - học, …. (Các đợt khảo sát được thông tin và thực hiện trên hệ thống ME)

Ngoài ra, Sinh viên muốn có thêm các kiến nghị ngoài các đợt khảo sát có thể thực hiện qua việc trao đổi với CVHT hoặc kiến nghị trực tiếp với Lãnh đạo khoa (Trưởng khoa) qua kênh cung cấp thông tin sau: 

Form góp ý, kiến nghị trực tiếp với Lãnh đạo khoa:   https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeyiecK8L-30qdxWcPMYfXsDOi5NuhVez0BOT_B_F5FAohi9g/viewform

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  48,528       1/720